- Ngay gưỉ: 21/10/2022
Sơ lược về bàn xoay làm gốm
Bàn xoay làm gốm đã xuất hiện từ rất lâu. Là một trong những vật dụng không thể thiếu của các nghệ nhân làng nghề gốm. Nếu được một lần đến tham quan làng gốm cổ truyền Bát Tràng thì chắc chắn sẽ không xa lạ với dụng cụ này. Bởi chúng sẽ mang đến những trải nghiệm vô cùng thú vị khi được tự tay làm ra sản phẩm gốm đem về nhà làm kỉ niệm. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn sơ lược về thông tin của bàn xoay làm gốm.
Cấu tạo bàn xoay làm gốm
Hiện nay, bàn xoay làm gốm đã được cải tiến rất nhiều để dễ sử dụng hơn. Phù hợp với mọi đối tượng từ nghệ nhân, thợ giỏi tới cả những bạn trẻ, học sinh tiểu học, học sinh mầm non mới trải nghiệm. Bàn xoay thạch cao làm gốm gồm 3 bộ phận chính:
- Mặt bàn xoay: được làm từ thạch cao trộn xi măng trắng theo một tỷ lệ riêng. Vừa có tính thẩm mĩ vừa đảm bảo sử dụng lâu dài, an toàn khi vận chuyển. Làm mặt bàn xoay như vậy còn giúp sản phẩm có độ nặng nhất định để khi xoay bàn bằng tay không bị nghiêng dễ định hình sản phẩm gốm.
- Chân bàn xoay: là trụ ba chân bằng kim loại được đặt cân đối với tâm mặt bàn thạch cao. Chân trụ kim loại có thể chịu được sức nặng của mặt bàn thạch cao, khi đặt trên nền đất cân đối, vững trãi không bị nghiêng, đổ khi quay mặt bàn.
- Nối giữa chân và mặt bàn xoay: là thiết bị vòng bi để mặt bàn định vị cân bằng có độ chính xác cao, quay quanh tâm bàn khi sử dụng.
Ưu và nhược điểm của bàn xoay làm gốm
Ưu điểm: Giá thành rẻ, luôn sẵn số lượng lớn, sử dụng phù hợp với mọi đối tượng.
Nhược điểm:
- Người dùng phải sử dụng linh hoạt cả hai tay: một tay quay bàn, một tay vuốt, nặn.
- Trọng lượng của bàn xoay thạch cao tương đối nặng nên khó sử dụng hơn với các em học sinh mầm non, tiểu học.
Hướng dẫn bảo quản:
- Để bàn xoay thạch cao có thể sử dụng được lâu dài phải vệ sinh sạch đất sau khi sử dụng.
- Sau khi sử dụng để bàn xoay ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng và nước mưa trực tiếp.
Quá trình tạo dáng sản phẩm
Tạo dáng bằng tay trên bàn xoay làm gốm
Tạo dáng là quá trình tạo ra hình dáng của sản phẩm gốm. Phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay.
Trong khi tạo dáng người thợ gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến lối nuốt tay, be chạch trên bàn xoay. Ở Bát Tràng trước đây công việc vuốt tay trên bàn xoay định hình sản phẩm vẫn do người phụ nữ đảm nhiệm. Họ ngồi trên một cái ghế cao hơn mặt bàn rồi dùng chân quay bàn xoay và tay vuốt đất tạo dáng sản phẩm.
Đất trước khi đưa vào bàn xoay được vò cho thật nhuyễn, cuốn thành thoi rồi ném cho thu ngắn lại. Sau đó người ta đặt vào mà giữa bàn xoay, vỗ cho đất dính chặt rồi lại nén. Kéo cho đất nhuyễn dẻo mới định cư đất và ra hương chủ yếu bằng hai ngón tay bên phải. Sau quá trình kéo đất bằng tay. Và bằng sành tới mức cần thiết người thợ sẽ dùng sành dàn để định hình sản phẩm. Sản phẩm xén lợi và bất lợi xong thì được cắt chân đưa ra đặt vào bửng.
Be chạch
Be chạch cũng là một hình thức vuốt sản phẩm trên bàn xoay nhẹ đà và chủ yếu do thợ đàn ông đảm nhiệm. Ống chất trước khi ra hương được lần lượt tách ra từng phần tương ứng với mỗi sản phẩm vuốt nặn. Người thợ gốm vừa bé vừa kéo vừa định hình sản phẩm. Nhờ be chạch người thợ đã giảm bớt động tác đặt đất vào bàn xoay.
Lối be chạch vuốt tay trên bàn xoay được áp dụng cho việc tạo các hiện vật kích thước lớn có dáng tròn căn đối. Tuy vậy trong thực tế người thợ gốm còn phải tạo vật phẩm đa hình, đa dạng. Nên họ không thể không dùng phương pháp đắp nặn.
Đổ khuôn
Việc tạo hình sản phẩm gốm theo khuôn in (có thể là khuôn thạch cao huy khuôn gỗ). Được tiến hành như sau: Người ta đặt khuôn giữ bàn xoay, ghim chặt lại, láng lòng khuôn. Rồi ném mạnh đất in sản phẩm giữa lòng khuôn cho bám chắc chân. Vết đất lên lợi vành, quay bàn xoay và kéo cần tới mức cần thiết để tạo sản phẩm.
Ngày nay người làng gốm Bát Tràng sử dụng phổ biến kỹ thuật đúc hiện vật. Muốn có hiện vật gốm theo kỹ thuật đúc, trước hết ta phải chế tạo khuôn bằng thạch cao. Khuôn có cấu tạo từ đơn giản đến phức tạp. Loại đơn giản là khuôn hai mang, loại phức tạp thì thường có nhiều. Tuỳ theo hình dáng của sản phẩm định tạo.
Phơi sấy khó và sửa hàng mộc
Sau khi tạo dáng sản phẩm dù là đổ khuôn, vuốt nặn hay in. Thì sản phẩm vẫn còn rất ướt và dễ bị biến dạng. Người ta phải tiến hành phơi sản phẩm sao cho khô đều, không bị nứt nẻ. Và không làm thay đổi hình dáng của sắn phẩm. Biện pháp tối ưu mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường sử dụng là hong khô hiện vật trên giá. Người ta đặt hiện vật mới tạo dáng vào một cái giá gỗ để nơi thoáng mát.
Sản phẩm khi đã định hình được phơi hong cho xương tay xong đem ủ vóc và sửa lại cho hoàn chỉnh. Người thợ gốm đặt sản phẩm vào mã trên bàn xoay nhẹ đà rồi vừa xoay bàn xoay vừa đầy nhẹ vào chân vóc cho cân. Sau đó dùng đùi vỗ nhẹ vào chân vóc cho đất ở chân vóc chặt lại và sản phẩm tròn trở lại.
Người thợ gốm tiến hành các động tác cắt, gọt chỗ thừa. Bù đắp chỗ khuyết, chấp các bộ phận của sản phẩm. Khoan lỗ trên các sản phẩm, tia lại đường nét hoa văn và chuối nước cho mịn một sản phẩm. Những sản phẩm sửa lại mà không dùng bàn xoay thì gọi là làm hàng bộ. Phải dùng bàn xoay thì gọi là làm hàng bàn.
Kết luận
Trên đây là những thông tin về bàn xoay làm gốm mà chúng tôi muốn nói đến. Hiện nay, nó vẫn còn khá phổ biến nên bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về nó. Bạn cũng có thể chọn những mẫu bàn xoay làm gốm mini để làm tại nhà. Nếu bạn còn thắc mắc gì về bàn xoay gốm này thì hãy liên lạc cho chúng tôi để biết thêm về chúng.