- Ngay gưỉ: 20/10/2022
Cúng ông thần tài đúng cách, chuẩn nhất năm 2022
Cúng ông Thần Tài được xem như là một nét đẹp tâm linh từ nhiều đời xưa đến nay trong phong tục Việt Nam. Khi thờ các vị thần trong nhà, gia chủ cầu mong cho gia đình gặp được nhiều điều may mắn và bình an trong cuộc sống. Là người coi trọng lễ nghi thì chắc chắn bạn cần tìm hiểu cách cúng thần tài như thế nào, cúng ông địa ngày nào. Hãy cùng dogombattrang.vn tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Ông thần tài trong quan niệm người Việt
Khi nhắc đến ông thần tài người ta luôn nhớ đến vị thần giúp gia chủ trông coi tiền bạc đem lại may mắn và tiền bạc cho gia chủ. Diện mạo của vị thần này là một ông lão với bộ râu, khuôn mặt nhân hậu, hiền hòa. Trên tay thần tài cầm một thỏi vàng biểu trưng cho sự giàu sang phú quý. Đầu đội mũ mão, miệng cười vừa phúc hậu vừa trang nghiêm.
Bên cạnh đó ông địa là một vị thần thổ công là người cai quản mảnh đất nơi gia đình bạn sinh sống. Hình ảnh của ông địa rất quen thuộc là một ông lão có khuôn mặt phúc hậu, bụng to tròn và ở trên tay cầm một chiếc quạt.
Cúng ông Thần Tài ngày nào, có quan trọng không?
Hình ảnh ông thần tài thổ địa đã trở nên quá quen thuộc. Ở Việt Nam hầu như ai cũng trang bị trong gia đình một bàn thờ cúng ông địa. Tuy nhiên chưa chắc ai cũng hiểu rõ hết được ý nghĩa của việc này. Theo phong túc từ xưa đến nay người dân Việt. Thường làm lễ cúng các vị thần vào ngày rằm, mùng 1 hoặc những ngày đầu năm mới tết âm lịch. Việc này thể hiện mong muốn của gia chủ cầu cho gia đình sức khỏe dồi dào. Làm ăn như ý, công việc lúc nào cũng được thuận buồm xuôi gió.
Đối với những cơ sở kinh doanh, hay buôn bán nhỏ lẻ. Thì việc thờ cúng ông thần tài là việc ai cũng làm. Bởi lẽ việc này nhằm mục đích cầu mong buôn may bán đắt, rước tài rước lộc. Mang lại nhiều khách hàng cho người chủ. Thường thì ở các cơ sở kinh doanh hay công ty thì việc thờ cúng ông thần tài hằng ngày cúng rất quan trọng.
Ý nghĩa phong thuỷ của tượng thần tài
Tượng Thần Tài, Tượng Ông Địa Men Bóng
Cúng ông thần tài như thế nào, cách sắp xếp và bố trí.
Các vật lễ quan trọng cần có để cúng ông thần tài
Bộ tam sên: Gồm 3 món đó là 3 con cua biển, 3 quả trứng luộc và thịt heo quay hoặc có thể là vịt quay
Một con cá lóc nướng nguyên con.
Một mâm ngũ quả với đủ 5 loại quả.
Một bình hoa tươi.
Một bộ tiền vàng mã.
Thuốc lá: Để nguyên bao và để 2 điếu lẻ thò đầu ra.
Một nắm gạo và muối hột.
Khay vàng giấy.
1 khay đựng 3 cốc nước sạch và 2 ly rượu.
2 bát hương.
2 cây đèn cầy.
Cách cúng thần Tài hàng ngày – Cúng ông địa ngày nào
Khi cúng Thần Tài Ông Địa hằng này thì những vật lễ cần chuẩn bị gồm: Hộp bánh, chén nước, đĩa quả và hoa tươi. Để tránh thất lễ với các vị thần cần lưu ý những điều sau:
Thời gian đốt nhang vào buổi sáng là từ 6h – 7 h. Từ 18h – 19h vào buổi tối.
- Hàng ngày chỉ đốt nhang vào mỗi buổi sáng từ 6h – 7h và chiều tối từ 18h – 19h.
- Mỗi lần thắp hương nên đốt 5 cây nhang.
- Nên thay nước trắng, nước trong lọ hoa khi đốt nhang.
Cách thờ cúng ông Thần Tài vào ngày rằm, mồng một – Cúng ông địa ngày nào
Vào những ngày này gia chủ nên mua những vật lễ nhỏ về thờ cúng như trái cây, hoa tươi. Sau đó thắp nhang để thể hiện lòng thành kính dâng lên các vị.
Cúng thần Tài ông Địa – Gợi ý mâm cỗ ngày mùng 10 tết
Ngày mùng 10 Tết là ngày vía Thần Tài. Trong ngày này thì thường cúng đồ mặn. Một mâm cúng đầy đủ bao gồm: thịt luộc, tôm và trứng luộc. Tùy điều kiện kinh thế khá giả mà nhiều gia chủ còn bổ sung thêm một số món cho mâm cúng thêm phần hoành tráng để chiêu đãi các vị thần như
- Các loại hoa: hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa đồng tiền.
- Rượu, vàng giấy, vàng mã
- 1 khay nước gồm 3 chén nước và 2 chén rượu.
- Thịt heo quay, cá lóc nướng thường xuyên được nhìn thấy trong mâm cỗ cúng ngày mùng 10 Tết.
Cách cúng ông thần tài, công tác chuẩn bị – Cúng thần tài như thế nào
Các bước thực hiện việc cúng ông Thần tài được thực hiện như sau
Trước khi cúng, chúng ta phải tiến hành vệ sinh thật sạch sẽ, lau chùi bàn thờ nơi đặt thần tài Để tắm rửa cho thần tài, ông địa thì gia chủ cần chuẩn bị một chiếc chậu, nước nấu từ lá bưởi và pha thêm một ít rượu. 2 ông thần này rất ưa sạch sẽ nên bạn cần chú ý và không được bỏ qua bước này nhé.
Khi cúng ông thần tài nên chuẩn bị hoa quả còn tươi, không để quả héo và sử dụng hoa quả giả.
Mâm cúng mặn thì thường là thịt luộc hoặc heo qua và hoa quả tươi chính nhé.
Có thể bạn chưa biết ông Thần Tài thích ăn cua biển và chuối chín. Ông Thổ Địa thì lại thích uống cà phê và hút thuốc lá. Vì vậy khi lựa chọn đồ cúng gia chủ cần lựa chọn những món này để thể hiện sự thành tâm của mình đối với 2 vị thần.
Những lưu ý cần ghi nhớ khi cúng Thần Tài Thổ Địa
Việc thờ cúng Thần Tài Thổ địa không đòi hỏi quá nhiều vật phẩm và phức tạp. Tuy nhiên cũng có một số lưu ý cần phải lưu ý thật kỹ khi thờ cúng 2 vị thần tài này. Những vấn đề quan trọng cần chú ý sau:
Về thời gian thắp hương: thời gian để thắp hương Thần Tài Thổ Địa được xem hợp lý nhất là từ 6 – 9 giờ sáng. Đây là thời điểm tốt nhất, những cửa hàng buôn bán nên thắp hương bàn thờ thần tài trước khi mở cửa nhé.
Các vật phẩm để dâng lên bàn thờ
Phải gọn gàng, đồ đảm bảo tươi. Sắp xếp phải logic không bày bừa và thể hiện được sự thành tâm nhất.
Bàn thờ thần tài phải được lau chùi thường xuyên, sạch sẽ và gọn gàng trước khi cúng.
Chén thờ không nên để nước quá đầy, rót nước sao cho mặt nước cách miệng ly một khoảng 1cm là hợp lý. Thường xuyên thay nước thờ và vệ sinh ly sạch sẽ.
Đặc biệt không được chưng hoa quả héo trên bàn thờ ông địa, điều này sẽ không tốt và thể hiện sự không thành tâm của gia chủ. Khi lựa chọn hoa hỏa bạn nên chọn những loại quả chín dần như chuối, xoài hoặc bơ để tránh tình trạng nhanh héo.
Khi chọn đèn thờ, nên chọn loại đốt bằng dầu thể thể hiện được sự ấm áp và linh thiêng trên bàn thờ.
Đồ lễ sau khi cúng
Nên chia cho con cháu trong nhà ăn. Theo quan niệm xưa không nên lấy đồ cúng thần tài chia cho người ngoài. Điều này sẽ khiến cho tài lộc bị phát tán và tiêu hao.
Tại vị trí và khu vực đặt bàn thờ thờ cúng Thần Tài Thổ Địa không nên để cho các con vật nuôi chạy lung tung.
Bài viết trên là những kiến thức về cách cúng ông thần tài mà dogomsubattrang.vn vừa cung cấp đến bạn. Hy vọng các bạn sẽ chuẩn vị được một mâm cúng thật thịnh soạn và đúng cách để dân lên bàn thờ Thần Tài để rước thật nhiều tài lộc vào nhà nhé!
Còn nếu có nhu cầu mua sắm những vật phẩm gốm sứ như bát hương, đèn thờ chân nến, Tượng ông Thần tài Thổ Địa thì chúng tôi là một địa chỉ xứng đáng để bạn lựa chọn. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua hộp chat để được tư vấn miễn phí!
Tỉa chân nhang hay còn được gọi là bao sái bát hương. Được xem như là một tục lệ mà …
Thờ cúng là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt bao đời nay. Thờ cúng luôn được các …
Bát hương Bát Tràng là một vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Để thể hiện sự …
Việc bày trí bàn thờ tổ tiên vô cùng quan quan trọng. Bởi bàn thờ tổ tiên là nơi con …
Là một người đam mê phong thủy, chắc hẳn ai cũng biết đến lư đốt trầm. Đốt trầm hay còn …
Bát thả hoa hay còn được biết đến với cái tên là Minh Đường Tụ Thủy. Là vật phẩm thờ …
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng nghe qua tên gọi Thần Tài. Đây chính là một vị …
Cách trang trí bàn thờ Phật là việc làm quan trọng liên quan đến những chuyện linh thiêng. Bởi vì …