- Ngay gưỉ: 17/10/2022
Tìm hiểu đồ gốm sứ cổ Việt Nam thời nhà Lê
Đồ gốm sứ cổ Việt Nam là món đồ quý hiếm không những người Việt Nam yêu thích mà người nước ngoài cũng tìm mua rất nhiều. Một trong những thời hưng thịnh của đồ gốm sứ Việt Nam đó là thời nhà Lê. Có thể nói, đồ gốm thời Lê phát triển rất mạnh cả trong nước và ngoài nước. Thời nhà Lê đánh dấu mốc lớn về đồ gốm hoa lam xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và lân cận. Cùng tìm hiểu xem dòng gốm nào, làng gốm nào phát triển nổi bật nhất thời Lê.
Sơ lược đồ gốm cổ Việt Nam Thời Lê
Từ cuối thế kỷ thứ 14, gốm hoa nâu và gốm men ngọc đã mất dần vị trí độc tôn. Và bắt đầu nhường chỗ cho gốm hoa lam với chất liệu và phong cách nghệ thuật mới. Có thể nói, gốm hoa lam là mốc thứ ba trên tiến trình lịch sử phát triển của đồ gốm cổ Việt Nam. Đồ gốm men lam nổi tiếng cả về phương diện kỹ thuật và nghệ thuật trang trí. Sau hai dòng gốm lừng lẫy là men ngọc và hoa nâu.
Những chính sách buổi đầu của nhà Lê đã thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong đó công – thương nghiệp có bước tiến nhanh chóng. Những phường thủ công tập trung nhiều thợ cùng nghề, chuyên sản xuất một vài sản phẩm nhất định. Thời này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đời sống hàng ngày của nhân dân và tầng lớp quý tộc phong kiến.
Theo nghiên cứu khảo cổ học Việt Nam, ta biết rằng gốm hoa lam không chỉ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trong giai đoạn này, hàng vạn sản phẩm đã được xuất đến vùng hải đảo In-đô-nê-xi-a, Malaysia, Thái Lan, Philippin. Đồ gốm Việt Nam cũng trở thành đồ gốm sứ nhập khẩu của thị trường Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản…. Năm 1997, việc phát hiện và khai quật tàu cổ Cù Lao Chàm đã thu được khoảng hơn 240.000 hiện vật gốm sứ. Trong đó phần lớn đồ gốm sứ Bát Tràng và Nam Sách có niên đại TK 15 (thời Lê sơ). Điều này cho thấy đây là thời kỳ thịnh vượng của gốm sứ Việt Nam.
Gốm hoa lam – đồ gốm sứ cổ Việt Nam
Gốm hoa lam là gì
Gốm hoa lam là tên gọi một loại sản phẩm gốm có trang trí bằng màu xanh lam. Chất liệu tạo màu chủ yếu là ôxít côban màu xanh lam hay còn gọi màu chàm. Phần lớn gốm hoa lam được làm từ loại đất sét trắng, được tinh luyện khá kỹ. Sau đó, nung ở nhiệt độ 1300 độ C. Trang trí hoa lam trên gốm bằng bút lông và màu lam (hay xanh chàm). Nếu kỹ thuật trang trí gốm hoa nâu dùng bút lông chấm men màu để tô lên từng mảng đồ án văn khắc trên cốt xương đất mộc. Thì giờ đây trên gốm hoa lam người thợ đã vẽ thực sự. Lối vẽ trang trí trên gốm hoa lam có 3 loại: vẽ dưới men, vẽ giữa men và vẽ trên men.
Phương pháp vẽ điêu khắc gốm hoa lam
Đặc biệt với phương pháp vẽ trang trí dưới men và giữa men của gốm hoa lam tạo nên một hiệu quả kỳ diệu. Khi sản phẩm đã được qua lò nung, hoa văn trang trí thêm phần lung linh sống động. Ngoài lối vẽ bằng màu xanh lam trực tiếp lên sản phẩm. Sau này người ta còn sử dụng cả lối trang trí đắp nổi, hoa lam kết hợp với men nâu, hoa lam cùng với vẽ nhiều màu. Hay một số sản phẩm phục vụ nhu cầu đặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài còn được dát vàng kim. Đây thực sự là một trong những kỹ thuật trang trí mang tính đột phá với chất liệu quý hiếm. Từ đó tạo cho sản phẩm có vẻ đẹp lộng lẫy sang trọng.
Loại hình sản phẩm của gốm hoa lam vô cùng phong phú. Bởi giai đoạn này sản phẩm không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, đồ gốm cổ Việt Nam còn được các quốc gia láng giềng đặt hàng theo yêu cầu. Các loại hình gia dụng như bát, đĩa, ấm, chén, bình, lọ… Có một số những đồ gốm đặc biệt như ấm hình quả bầu, hình tượng chim. Một số để sử dụng trong nghi lễ như bát hương, lư hương, đài thờ, chân đèn… Các loại tượng nghệ thuật như tượng phụ nữ quý tộc, tượng vẹt ôm quả đào, tượng quan…
Làng gốm Bát Tràng phát triển thời Lê
Căn cứ theo những tư liệu khảo cổ thì gốm hoa lam thời Lê sơ được sản xuất từ hai trung tâm gốm lớn là Bát Tràng (Hà Nội) và Nam Sách (Hải Dương). Trong đó, gốm hoa lam Bát Tràng ra đời sớm hơn và phát triển qua nhiều thế kỷ. Tuy có lúc thăng trầm nhưng vẫn còn được phát triển cho đến ngày nay. Đồ gốm hoa lam Nam Sách (Hải Dương) chỉ sản xuất để phục vụ xuất khẩu trong suốt giai đoạn triều Lê. Đồ gốm Việt Nam trở thành đồ gốm sứ xuất khẩu, đánh một dấu đậm trên bản đồ giao thương trên vùng biển Việt Nam thời Lê sơ.
Người thợ gốm Bát Tràng đã sáng tạo ra hàng loạt các sản phẩm đủ các loại hình, kiểu dáng phong phú. Đồ gốm sứ Bát Tràng gồm nhiều loại: bộ đồ ăn, bộ đồ thờ, đồ trang trí,…..
Một số đồ gốm hoa lam cổ Việt Nam được lưu giữ trong bảo tàng
Ngày nay, gốm hoa lam vẫn còn tiếp tục được sản xuất tại các cơ sở làm gốm trên khắp cả nước, trên cơ sở kế thừa truyền thống nghệ thuật gốm cổ, trong đó có nghệ thuật gốm thời Lê sơ đã từng được phát triển rực rỡ một thời, kết hợp với yêu cầu mới để tạo ra nền nghệ thuật gốm Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc dân tộc, nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu thực dụng cũng như thị hiếu thẩm mỹ của nhân dân trong nước và xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
Hi vọng, những thông tin thú vị về đồ gốm sứ cổ Việt Nam thời nhà Lê, bạn đọc có thêm góc nhìn về nguồn gốc của đồ gốm sứ Bát Tràng cũng như Việt Nam nói chung. Để tìm mua những sản phẩm gốm sứ chính hãng, bạn hãy liên hệ trang web của chúng tôi để được tư vấn nhé.
Làng gốm Bát Tràng chính là một địa điểm bạn không thể bỏ qua khi đến thủ đô Hà Nội. …
Từ nhiều đời trước, lọ lục bình được xem như một món bảo vật trong những gia đình có gia …
Trong ngũ hành mệnh Thủy đại diện cho nước. Vậy trong phong thủy thì mệnh thủy sẽ hợp với những …
Mỗi một màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng, thể hiện cá tính và sở thích riêng của con …
Mỗi gia đình Việt hầu như đều có một bộ ấm chén pha trà trong nhà. Có lẽ nhắc đến …
Phong thủy nhà ở hiện đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Không chỉ ở Việt Nam …
Từ lâu, con người Việt Nam ta rất tin tưởng vào phong thủy. Và họ xem phong thủy như văn …
Men hỏa biến là dòng men có nguồn gốc từ gồm gốm sứ cổ Bát Tràng. Khi nhắc đến dòng …