- Ngay gưỉ: 26/10/2022
Tượng gốm sứ Bát Tràng – Nét đẹp văn hóa nghệ thuật dân gian
Tượng gốm sứ Bát Tràng là một sản phẩm độc đáo của nghệ nhân làng gốm. Ý tưởng làm ra những sản phẩm đặc trưng phong tục, tập quán của người Việt. Như tượng La Hán, tượng Phật gốm sứ trang trí, tượng ông địa Thần Tài, tượng Quan Công… Để khẳng định thương hiệu Đồ gốm Bát Tràng thời hội nhập. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tượng gốm sứ Bát Tràng là gì?
Tượng gốm sứ Bát Tràng là dòng sản phẩm được làm bằng gốm sứ. Có nguồn gốc lâu đời từ làng gốm Bát Tràng Việt Nam. Tượng thường được mô phỏng theo hình con người, hình thú… hay hình ảnh tưởng tượng trong tâm trí. Phổ biến như: tượng Ông Địa Thần Tài, tượng Quan Công, tượng Phật gốm sứ trang trí…
Tượng gốm sứ Bát Tràng nghệ thuật được dùng để trang trí. Làm cho không gian sống thêm phần sinh động và ấn tượng hơn. Ngoài ra, một số tượng còn là vật phẩm thờ cúng trong văn hóa tín ngưỡng tâm linh của người Việt.
Nguồn gốc xuất xứ của các loại tượng gốm sứ Bát Tràng hiện nay
Những bức tượng được sản xuất tại Làng gốm Bát Tràng. Là nơi làm tượng gốm sứ chuyên nghiệp được nhiều người biết đến ở nước ta. Tượng Ông Địa Thần Tài, tượng Quan Công, tượng Phật gốm sứ trang trí và phục vụ thờ cúng.
Song song với Làng gốm Bát Tràng ở miền bắc thì miền nam có Khu công nghiệp gốm sứ Bình Dương – Đồng Nai. Nơi sản xuất tượng gốm sứ trang trí tiểu cảnh sân vườn. Các bức tượng được làm theo phương pháp hoàn toàn thủ công. Tượng gốm sứ Bát Tràng xuất hiện từ xa xưa. Theo dòng chảy lịch sử khắc nghiệt của thời gian còn tồn tại đến tận ngày nay.
Ưu điểm của tượng gốm sứ Bát Tràng
Nghệ nhân Bát Tràng kế thừa và phát huy những tinh hoa nghệ thuật làng gốm của cha ông ta để lại. Họ đã không ngừng cải tiến chất lượng cũng như mẫu mã các sản phẩm gốm sứ. Đáp ứng được nhu cầu trang trí của mọi gia đình. Dưới đây là một vài ưu điểm của tượng gốm sứ Bát Tràng nghệ thuật:
- Xương gốm chắc chắn và có độ bền cao. Do chúng được nung đốt ở nhiệt độ rất cao từ 1000 – 1300 độ C.
- Lớp men bao phủ sáng bóng, bền màu với thời gian.
- Mẫu mã đa dạng, sinh động và rất có hồn.
- Chất lượng nổi trội, có tuổi thọ cao gấp 2 – 3 lần so với các loại tượng gốm khác.
- Dễ dàng vệ sinh và lau chùi mà không mất nhiều thời gian.
Cách phân loại và ý nghĩa của tượng gốm sứ Bát Tràng
Tượng gốm sứ được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Mỗi cách phân biệt sẽ có những mẫu tượng gốm sứ phù hợp. Dưới đây là một số cách phân loại:
- Dựa vào giá trị sử dụng của tượng: tượng gốm sứ thờ cúng (tượng Ông Địa Thần Tài, tượng Quan Công) và tượng gốm sứ trang trí (tượng Phật gốm sứ trang trí).
- Dựa vào hình dáng của tượng: tượng hình nhân, tượng hình thú và tượng hình đồ vật.
- Dựa vào nguồn gốc xuất xứ: tượng gốm sứ Bát Tràng, tượng gốm sứ Bình Dương – Đồng Nai và tượng gốm sứ nhập khẩu.
Tượng gốm sứ thờ cúng
1. Tượng Ông Địa Thần Tài
- Thờ cúng tượng Ông Địa Thần Tài là một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam. Mọi gia đình đều tin rằng ngài sẽ mang tới nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ. Giúp cho công việc được thuận buồm xuôi gió và gặt hái được nhiều thành công vượt trội.
- Ý nghĩa của tượng Ông Địa Thần Tài mang lại rất là lớn. Nó giúp cho gia chủ luôn gặp được nhiều điều may mắn, bình an và gặt hái được tài lộc, tiền tài. Những bức tượng này chính là biểu tượng cho sự giàu sang và phú quý. Chính vì vậy mà hầu hết các gia đình Việt Nam đều thờ cúng tượng Ông Địa Thần Tài.
2. Tượng Quan Công
- Quan Công (160 – 162) tên thật là Quan Vũ. Ông là một vị tướng rất giỏi đã góp công trong việc thành lập nhà Thục Hán. Ông từng xuất hiện trong tác phẩm nổi tiếng là “Tam quốc diễn nghĩa”. Hình ảnh tượng Quan Công được biết đến rất nhiều ở khu vực Đông Nam Á.
- Trưng bày tượng Quan Công mang lại sự bình an và hòa thuận giữa những thành viên trong gia đình. Giúp bảo vệ cho người cha và mang tài lộc tới cho mọi người. Những hướng nhà bị xấu với tuổi mệnh của gia chủ thì nên đặt tượng Quan Công trấn giữ ở cửa. Hướng nhà mà bị sao xấu chiếu đến cũng dùng tượng Quan Công để chế hóa.
3. Tượng Phật gốm sứ trang trí
Tượng Phật gốm sứ trang trí mang lại cho con người sự may mắn và an lạc. Hơn nữa là niềm tin về những điều tốt đẹp đến với gia đình. Việc trưng bày tượng Phật gốm sứ trang trí mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Có nhiều vị Phật khác nhau trong giới Phật giáo. Trong đó, ưu tiên thờ cúng tượng Phật gốm sứ trang trí. Bởi sự linh thiêng cũng như gần gũi với cuộc sống con người:
- Phật Di Lặc
- Tượng Quan Công
- Phật Quan âm
- Phật Bồ Tát
- Tượng Khổng Minh
- Bộ tứ quý, tứ linh…
Tượng gốm sứ Bát Tràng trang trí
1. Tượng Bác Hồ
- Bác Hồ là một trong những nhân vật vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác được toàn dân yêu mến và trưng bày tượng trên khắp cả nước nhằm tưởng nhớ đến công lao của Người. Trưng thờ Tượng Bác trong nhà thể hiện ý nghĩa cao đẹp; mong muốn có được tài đức vẹn toàn giống như Bác.
- Tượng Bác Hồ bằng gốm sứ còn là vật trang trí, làm đẹp không gian. Bất cứ không gian nào trưng bày tượng Bác sẽ mang lại sự sang trọng, tôn nghiêm. Tượng Bác Hồ thường được trưng bày trong phòng khách, phòng thờ, hội trường…
2. Thiềm thừ gốm sứ Bát Tràng
- Thiềm thừ hay còn gọi là cóc ba chân ngậm tiền (ngậm đồng xu), cóc tài lộc là một trong những vật phẩm phong thủy có tác dụng chiêu tài, mang lại sự may mắn, giàu có, thịnh vượng.
- Thiềm thừ chỉ đứng sau Tỳ Hưu về độ phổ biến. Bây giờ rất nhiều người sử dụng tượng cóc tài lộc trong nhà, cửa hàng nhằm mục đích hút tài lộc. Đây là một trong những vật phẩm phong thủy tốt nhất mang lại điềm lành về công danh và tài lộc cho gia đình.
Quy trình sản xuất tượng gốm sứ Bát Tràng
Quy trình sản xuất tượng gốm sứ Bát Tràng không ít người thắc mắc:
Nguyên liệu làm tượng gốm Bát Tràng
Nguyên liệu làm tượng Bát Tràng thường dùng là đất sét Trúc Thôn. Đây là loại đất sét có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, đất có màu trắng xám và độ chịu lửa ở khoảng 1650 độ C.
Tuy nhiên, đất sét này cũng có một số hạn chế như: chứa hàm lượng oxit sắt khác cao. Đất có độ ngót khi sấy khô lớn và bản thân loại đất này không được trắng.
Bước 1: Chọn đất làm tượng
Điều quan trọng nhất chính là chọn đất sét. Đất sét được chọn phải là loại đất sét có màu trắng, độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt phải mịn. Vì vậy mới đảm bảo làm ra sản phẩm gốm sứ đạt chất lượng cao.
Bước 2: Xử lý, pha chế đất làm tượng
Trong đất sét dùng làm nguyên liệu thường có lẫn tạp chất nên chúng thường được xử lý. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi loại gốm mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau nhằm tạo ra sản phẩm phù hợp. Trong quy trình sản xuất gốm Bát Tràng, phương pháp xử lí đất gồm 4 bước xử lý ở 4 bể ở độ cao khác nhau.
- Bể 1: Dùng để ngâm đất sét khô và nước. Do ngâm nước nên đất sét sẽ bị phá vỡ kết cấu hạt nguyên thuỷ và bắt đầu quá trình phân rã.
- Bể 2: Khi đất sét đã được ngâm trong bể 1 được 3 – 4 tháng thì chúng được đánh thật đều và cho xuống bể 2.
- Bể 3: Dùng để chứa hồ loãng ở bể 2 khoảng 3 ngày
- Bể 4: Sử dụng để khử mọi tạp chất còn sót lại trong đất sét
Bước 3: Tạo dáng cho tượng gốm sứ
Phương pháp tạo dáng gốm Bát Tràng là sử dụng bàn xoay kết hợp với đôi tay khéo léo để tạo dáng gốm. Trong khâu tạo dáng này, thợ gốm sử dụng lối “vuốt tay, be chạch” trên bàn xoay. Dùng chân quay bàn xoay và dùng tay vuốt đất nhằm tạo dáng sản phẩm theo ý muốn.
Bước 4: Phơi sấy và sửa hàng mộc
Sau khi tạo dáng tượng xong, người ta tiến hành phơi khô gốm. Biện pháp mà xưa nay người Bát Tràng vẫn thường dùng là hong khô sản phẩm trên giá và để nơi thoáng mát. Hiện nay phần nhiều các lò làm gốm sử dụng biện pháp sấy hiện vật trong lò sấy, cho tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần.
Bước 5: Trang trí hoa văn
Thợ gốm sử dụng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết trang trí theo ý muốn. Muốn vẽ đẹp, thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn và các họa tiết phải hài hoà với dáng gốm.
Bước 6: Chế tạo men
Trong quy trình sản xuất tượng Bát Tràng, thợ làm gốm thường quen sử dụng cách chế tạo men theo phương pháp ướt. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cho nguyên liệu đã nghiền lọc kĩ rồi trộn đều với nhau.
Sau đó khuấy tan trong nước và đợi đến khi lắng xuống thì loại bỏ phần nước trong ở trên và bã đọng ở dưới đáy để chỉ lấy các “dị” lơ lửng ở giữa. Đây chính là lớp men bóng để phủ bên ngoài đồ gốm.
Bước 7: Tráng men sản phẩm gốm sứ
Khi gốm mộc đã hoàn chỉnh, thợ gốm nung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ thấp. Rồi sau đó mới đem tráng men hoặc cũng có thể dùng ngay sản phẩm mộc hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên trên rồi mới nung.
Bước 8: Nung tượng gốm sứ
Nung gốm sứ là công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất gốm Bát Tràng. Ở công đoạn này, người thợ chú ý tới việc tăng nhiệt độ lò nung dần dần để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất. Cho tới khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ để cho ra các sản phẩm hoàn chỉnh. Đây chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò.
Đơn vị cung cấp tượng gốm sứ Bát Tràng cao cấp, chất lượng
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp tượng gốm sứ Bát Tràng. Tuy nhiên, không phải nơi nào cũng có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Để tránh tốn thời gian, chi phí và làm lỡ dở công việc. Bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn đối tác cung cấp sản phẩm.
- Dogombattrang.vn là một trong những địa chỉ cung cấp tượng gốm sứ Bát Tràng mà quý khách có thể tin tưởng. Tất cả những sản phẩm của chúng tôi đều được làm trực tiếp từ những nghệ nhân của làng gốm Bát Tràng. Không chỉ đảm bảo độ bền, tính sang trọng, thẩm mỹ. Mà sản phẩm được sản xuất bởi dogombattrang.vn còn an toàn với người dùng cùng mức giá hợp lý.
Thông tin liên hệ: Đồ gốm Bát Tràng
- Địa chỉ: Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Email: [email protected]
Thần Tài là cái tên đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Bởi hầu như nhà nào cũng …
Di lặc chúc phúc là một trong những biểu tượng đại diện cho sự hạnh phúc và may mắn. Theo …
Ông địa và Thần Tài là 2 vị thần mang đến may mắn, tài lộc. Tại Việt Nam phong tục …
Thần Tài, Thổ địa là những vị thần biểu tượng cho sự may mắn, tài lộc. Là những vị thần …
Thần Tài là vị thần đem lại may mắn tiền tài cho gia chủ. Theo quan niệm của người Việt …
Ngày nay có rất nhiều gia đình trưng bày tượng 2 ông Phúc Lộc Thọ rồi nói đó là thờ …
Tượng Phật bằng gốm đáp ứng mọi yêu cầu của một bức tượng Phật đẹp và linh nghiệm. Cụ thể …
Tượng di lặc được mọi người biết đến là Phật với cái bụng lớn và miệng cười tươi. Thể hiện …