- Ngay gưỉ: 16/11/2022
Cách tỉa chân nhang – Bài văn khấn xin tỉa chân nhang đúng chuẩn.
Tỉa chân nhang hay còn được gọi là bao sái bát hương. Được xem như là một tục lệ mà mọi người thường xuyên hay làmkhi tiến hành dọn dẹp bàn thờ vào dịp cuối năm. Bát hương là một vật phẩm có tầm ảnh hưởng rất lớn trong không gian thờ cúng. Đây là vật kết nối giữa âm dương cách biệt. Khi tiến hành lau dọn hay rút bớt chân nhang cần đặc biệt chú ý để tránh phạm phải những đại kỵ. Làm ảnh hưởng đến tài lộc và họa phúc trong gia đình. Để bày tỏ lòng tôn kính đối với thần linh, tổ tiên đã khuất. Bạn cần nắm rõ những nguyên tắc khi lau dọn và tỉa chân nhang đúng cách. Cùng Đồ gốm Bát Tràng tham khảo bài viết bài viết sau đây.
Nên tỉa chân nhang trước hay sau khi thờ cúng ông Táo?
Trong quan niệm của người Việt, mọi gia đình thường tỉa chân nhang. Sau khi đã tiễn ông Công, ông Táo về trời. Bởi sau khi các vi thần này trở lại thì tức là gia đình đã dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ, tinh tươm, chỗ ngồi chờ sẵn khi họ quay trở lại.
Tỉa chân nhang vào ngày nào tốt nhất
Tỉa chân nhang là việc làm vô cùng quan trọng. Việc này không những có ý nghĩa vệ sinh không gian thờ. Mà còn mang ý nghĩa thể hiện sự tôn kính và chỉnh chu của gia chủ đối với thần linh. Theo thường lệ gia chủ sẽ chọn ngày tốt để tiến hành thủ tục này. Hầu hết sẽ chọn ngày 23 tháng chạp để làm ngày dọn dẹp lại không gian thờ.
Nhiều ý kiến cho rằng việc dọn dẹp và tỉa chân nhang chỉ cần chọn ngày đẹp là được. Ví dụ khi tỉa chân nhang hay bốc bát hương thì chọn ngày như 15,20,23,25,27 tháng chạp là được. Nên tỉa chân nhang vào các khung giờ từ 6-11h hoặc 13-17h là tốt nhất. Gia chủ nên nhanh chóng và sắp xếp công việc để làm lễ cho chu đáo và tốt nhất có thể.
Ai trong là đình là người nên thực hiễn lễ tỉa chân nhang
Theo phong tục Việt người đàn ông hoặc là người trụ cột trong gia đình sẽ là người thực hiện làm lễ tỉa chân nhang. Bởi đây là người gánh vác những việc trong đại gia đình và có quyền lực cao nhất. Khi thực hiện làm lễ cần ăn mặc gọn gàng và lịch sự.
Cách tỉa chân nhang – Cac bước thực hiện
Khâu chuẩn bị:
- Khăn sạch
- Rượu gừng: rửa sạch gừng sau đó giã nát cho vào bình rượu.
- Báo hoặc là một tấm vải sạch
- Một chậu nước
Những đồ vật như khăn hoặc chậu nước phải là đồ dùng mới và dành riêng cho việc thờ cúng , không được sử dụng cho những mục đính khác.
Sau đó tiến hành thực hiên làm lễ lau dọn:
Bước 1: thắp hương xin pháp tỉa chân nhang theo bài văn khấn. Sau khi nhang cháy hết mới bắt đầu lau dọn.
Bước 2: dùng khăn để lau các vật phẩm trên bàn thờ như bát hương, chân đèn, lọ hoa, đĩa đặt hoa quả hoặc có thể mang xuống để rửa cho sạch. Duy chỉ có bát hương là không thể hạ xuống hay xô lệch vị trí, điều này đặc biệt cấm kỵ trong phong thủy.
Nên đặt một tờ báo hoặc tấm vải xung quanh bát hương. Sau đó tiến hành một tay giữ bát hương tay kia nhẹ nhàng rút chân nhang cho đến khi trên bát hương còn lại chân hương la một số lẻ là 3,5,7,9. Sau đó tiến hành quấn gọn chỗ chân hương đã rút và dọn bàn thờ lại cho sạch sẽ.
Bước 3: dùng tấm vải đã chuẩn bị cho vào bát rượu gừng cho thấm. Rồi một tay giữ bát nhang tay còn lại tiến hành lau sạch sẽ lại bát hương. Tiếp theo sử dụng một chiếc khăn khô để lau lại một lần nữa.
Bước 4: Cuối cùng tiến hành mang chân nhang đi đốt thành tro. Tro chân nhang cần được thả ở dòng sông hoặc suối sạch sẽ không bị vấy bẩn hay bị ô uế. Tuyệt đối không được bỏ chân nhang vào thùng rác để chung với vật ô uế.
Văn khấn xin tỉa chân nhang – Cách tỉa chân nhang
Bài văn khấn xin tỉa chân nhang chuẩn nhất được sử dụng phổ biến như sau.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp năm … Con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới. Mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.
Cách xin chân nhang về thờ
Bàn thờ vọng mang ý nghĩa lập ra để những người con xa quê để bái lạy tổ tiên từ xa. Việc lập bàn thờ vọng để con cháu được bày tỏ lòng thành hướng về tổ tiên cội nguồn. Giữ gìn truyền thống ” uống nước nhớ nguồn “
Trước khi muốn lập bàn thờ vọng để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Gia chủ cần về quê để báo với gia tiên nơi đặt bàn thờ chính của gia đình. Sau đó xin phép chuyển lư hương hay một vài nén nhang đang cháy trên lư để đem về cắm ở bàn thờ vọng.
Bài viết liên quan:
- Ý nghĩa phong thủy của bát hương trên bàn thờ
- Bát hương Bát Tràng và văn hóa thờ cúng Việt Nam
- Cách đặt lư hương bàn thờ đúng chuẩn cập nhật mới nhất 2022
- Bí quyết chọn kích thước Bát hương chuẩn phong thủy
Vừa rồi là những kiến thưc và cách tỉa chân nhang chuẩn xác nhất. Đồ Gốm Bát Tràng hy vong bài viết sẽ giúp ích và tạo thuận lợi cho bạn trong việc thờ cúng và làm lễ lau dọn bàn thờ. Hãy theo gõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin về thờ cúng thật bổ ích nhé!
Thờ cúng là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt bao đời nay. Thờ cúng luôn được các …
Bát hương Bát Tràng là một vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên. Để thể hiện sự …
Cúng ông Thần Tài được xem như là một nét đẹp tâm linh từ nhiều đời xưa đến nay trong …
Việc bày trí bàn thờ tổ tiên vô cùng quan quan trọng. Bởi bàn thờ tổ tiên là nơi con …
Là một người đam mê phong thủy, chắc hẳn ai cũng biết đến lư đốt trầm. Đốt trầm hay còn …
Bát thả hoa hay còn được biết đến với cái tên là Minh Đường Tụ Thủy. Là vật phẩm thờ …
Cách trang trí bàn thờ Phật là việc làm quan trọng liên quan đến những chuyện linh thiêng. Bởi vì …
Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng nghe qua tên gọi Thần Tài. Đây chính là một vị …